Contents
1. Ép plastic
Ép plastic là phủ lên hai mặt của ảnh một lớp nhựa mỏng, giúp ảnh in được giữ bền lâu nhất. Đây là bí quyết giúp giữ anh in bền theo năm tháng phổ biến nhất. Plastic bản chất chính là chất dẻo – nhựa, loại vật liệu này được ứng dụng khá phổ biến trong đời sống hằng qua nhiều vật dụng quen thuộc như áo mưa, bao bì nilon. Thành phần của plastic là các polyme hữu cơ khó phân hủy, chịu biến dạng dưới tác động nhiệt.
Sau đó sẽ cho vào máy cán nhiệt để ép plastic lên hai mặt trước và sau của tấm ảnh. Ảnh được ép bằng máy ở nhiệt độ cao lên đến 200 độ C. Có mép ngoài bảo vệ ảnh nên ảnh được bảo vệ rất tốt, không tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Sau khi ép, chất liệu nhựa đảm bảo lên nhìn đẹp hơn cả lúc đầu. Nhựa plastic màu trong suốt nên cho hiệu ứng nhìn giống như kính. Tạo nên sự bóng bẩy, bắt mắt và đẳng cấp cho giấy tờ. Hơn nữa vì là nhựa nên không bị oxi hóa theo thời gian. Nếu bảo quản cẩn thận, không gấp hoặc bẻ cong giấy tờ được ép nhựa, thì bạn có thể bảo quản chúng lên đến hàng chục năm trời.
Khổ ép plastic tối đa là 30×45 cm nên ép plastic thích hợp với ép ảnh nhỏ, ảnh cho vào album.
2. Ép lụa/cán màng nhiệt
Ép lụa là dùng máy cán để ép một lớp lụa lên trên bề mặt của ảnh. Đây là bí quyết giúp giữ anh in bền theo năm tháng khá phổ biến. Khác với ảnh ép plastic thì ép lụa được ép một mặt trên của ảnh. Không có 4 mép thừa nên có tính thẩm mỹ cao, bề mặt mịn màng, màu sắc chân thực. Tránh được sự tiếp xúc của ảnh với không khí bên ngoài.
Ép lụa có khổ tối đa là 120x240cm nên thích hợp với mọi kích thước ảnh. Hầu hết các ảnh nhỏ, ảnh to, ảnh khổ lớn đều được ép lụa để ảnh được bền hơn, đẹp hơn.
Đối với ảnh ép lụa, loại ảnh này được sử dụng khá nhiều khi in ảnh cưới, ảnh kỷ yếu, kỉ niệm,…. Bởi vì ảnh nhìn vô cùng bắt mặt và sang trọng. Đây được xem là hình thức in mới, được nhiều người ưa chuộng sử dụng hiện nay.
Hình thức ép ảnh lụa sở hữu nhiều đặc tính nổi bật. Tất cả đều giúp bảo vệ ảnh một cách tốt nhất. Nhờ đó mà ảnh của bạn không bị gãy, hay thấm nước. Đặc biệt, ảnh được bảo vệ tốt, không bị phai màu, ảnh được sử dụng lâu bền theo thời gian. Tuy nhiên giá thành khá cao so với ép plastic. Chính vì vấn đề giá thành, cho nên khiến cho nhiều người băn khoăn và không lựa chọn sử dụng công nghệ in vượt trội này.
3. Bỏ vào album ảnh
Nhiều gia đình lựa chọn cách in ảnh ép plastic hoặc ép lụa sau đó cho vào một cuốn album ảnh. Sắp xếp theo mốc thời gian hoặc kỷ niệm để trở thành những cuốn album ảnh, nhật ký tuyệt đẹp và ý nghĩa.
Đa số các cuốn album bán sẵn trên thị trường hiện nay sẽ có các size chuẩn gồm 10x15cm, 13x18cm, 9x12cm hay album mini 6x9cm. Bạn cần xem lưu ý đến số đo của album để có thể chọn kích cỡ ảnh rửa phù hợp.
4. Cho vào khung ảnh
Ảnh trước khi cho vào khung thì hầu hết đã được ép plastic hoặc ép lụa. Nên các bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ bền của ảnh. Hiện nay có loại khung bằng chất liệu composite chống nước, chống ẩm mốc nên càng tăng thêm độ bền cho bức ảnh của bạn.
Với ảnh nhỏ thì cho vào khung để bàn còn ảnh to cho vào khung để treo tường. Một cách tối ưu vừa giữ được ảnh, trang trí nhà cửa vừa được ngắm nghía mỗi ngày phải không nào?
5. Ép ảnh lên gỗ
Có ba loại ảnh gỗ phổ biến là ảnh gỗ lụa, ảnh gỗ mica và tráng gương. Trước khi ép gỗ thì bề mặt của ảnh đều đã được ép lụa hoặc ép mica. Mặt sau là tấm gỗ MDF dày, cứng và các cạnh của ảnh gỗ được bo viền xung quanh nên tránh được tuyệt đối sự tiếp xúc của ảnh với môi trường bên ngoài.
Để ảnh gỗ được bền hơn chúng ta thỉnh thoảng vệ sinh ảnh bằng vải mềm. Để nơi khô ráo thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao. Nếu bảo quản ảnh gỗ cẩn thận thì độ bền có thể lên tới 20 năm.
Vừa rồi Topdanangcity đã chia sẻ cho các bạn những kinh nghiệm để bảo quản ảnh không bị ẩm mốc, bền đẹp nhất. Chúc các bạn thành công.