Sống xanh hướng tới giảm thiểu tác động của ô nhiễm và lãng phí bằng cách lựa chọn lối sống ít lãng phí và thân thiện với môi trường. Tuy vậy, một số định kiến phát sinh khiến những người chọn lối sống này trông giống như những người cực đoan. Dưới đây là 6 lầm tưởng về sống xanh mà mọi người thường xuyên mắc phải.
Contents
Lầm tưởng 1: Sống xanh là vì môi trường
Hãy nghĩ lại lý do bạn bắt đầu sống xanh. Nhiều người cho rằng “sống xanh để bảo vệ Trái Đất”. Thực chất, cái chúng ta cần bảo vệ là môi trường sống của chính mình trên hành tinh này.
Ô nhiễm môi trường và sự ấm lên toàn cầu vẫn bị xem nhẹ. Số đông không nghĩ rằng những tình trạng này nghiêm trọng như trong báo cáo. Nếu xu hướng hiện tại vẫn tiếp tục, Trái Đất sẽ không còn phù hợp để muôn loài sinh sống vững bền nữa. Sống xanh chính là hành động thiết thực nhằm cứu nhân loại bằng cách cứu hành tinh.
Lầm tưởng 2: Khi tắt hết thiết bị điện, chúng sẽ không tiêu tốn năng lượng nữa
Tắt hết các thiết bị điện không đồng nghĩa với việc chúng không tốn điện nữa. Một số các thiết bị điện tử vẫn tiếp tục sử dụng năng lượng ngay cả khi đã bị tắt. Thói quen dùng điều khiển từ xa để tắt TV, điều hòa gây tiêu tốn lượng điện năng không nhỏ. Việc cắm cục sạc mà không kết nối điện thoại cũng gây tác hại tương tự như trên.
Hiện tượng này được gọi là dự phòng điện hay còn là rò rỉ năng lượng. Ước tính, các thiết bị trong chế độ chờ đã ngốn của bạn hơn 5% hóa đơn điện. Rò rỉ năng lượng thường xảy ra với các đồ dùng trong gia đình. Điển hình là TV, tủ lạnh, máy điều hòa, máy tính và sạc điện thoại.
Chính vì vậy, hãy sáng suốt và tiết kiệm triệt để hơn. So với việc chỉ tắt đi hãy rút hẳn nguồn điện của các thiết bị trên.
Lầm tưởng 3: “Thực phẩm xanh” rất đắt
Sống xanh không thực sự đắt đỏ như bạn nghĩ. Việc chọn lựa nguồn cung thực phẩm đúng với nhu cầu sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá.
Trong siêu thị hay cửa hàng tạp hóa, các lựa chọn thân thiện với môi trường được bán với giá khá đắt. Những sản phẩm này được vận chuyển hàng dặm để đến cửa hàng. Phải trải qua quy trình kiểm định chất lượng chặt chẽ khiến giá cả cao hơn.
Lựa chọn tối ưu hơn là mua thực phẩm ở chợ của nông dân và trực tiếp từ các nông hộ quy mô nhỏ. Thực phẩm trồng bởi nông dân địa phương cũng đáp ứng tiêu chí xanh và sạch. Tuy nhiên không bao gồm các chi phí vận chuyển lớn nên sản phẩm sẽ rẻ hơn.
Lầm tưởng 4: Trồng cây có thể làm ngưng quá trình nóng lên của Trái Đất
Một lầm tưởng về sống xanh nữa mà mình cá rằng hầu hết mọi người đều mắc phải. Đó là suy nghĩ trồng cây có thể làm ngưng quá trình nóng lên của Trái Đất.
Đa số mọi người đã quen thuộc với ý niệm rằng cây và thảm thực vật luôn bảo vệ hành tinh của chúng ta giúp chống lại sự nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, tùy thuộc vào khu vực cây được trồng mới đem lại lợi ích. Trồng cây không đúng chỗ có thể gây ra phản ứng ngược, ảnh hưởng tiêu cực cho hành tinh.
Cụ thể, việc trồng rừng trong khu vực vành đai nhiệt đới xung quanh xích đạo là điều cần thiết. Cây xanh sẽ hấp thụ CO2, tạo ra quá trình cô lập carbon giúp làm giảm nhiệt độ. Xa khu vực xích đạo, cây xanh có thể đẩy nhanh quá trình nóng lên của trái đất. Điều này được gọi là hiệu ứng albedo.
Trồng cây là một việc tốt, nhưng bạn nên hiểu rằng cần phải trồng ở đâu mới thực sự đem lại hiệu quả. Tất nhiên, tại khu vực đô thị thì việc trồng cây sẽ mang đến bầu khí quyển trong lành hơn.
Lầm tưởng 5: Sử dụng giấy tốt hơn nhựa trong việc sống xanh
Có thể bạn đã biết, sử dụng giấy tốt hơn là dùng nhựa. Nhưng sử dụng giấy thay cho nhựa chưa hẳn tốt cho môi trường.
Đa số mọi người đều cho rằng giấy tốt hơn nhựa vì nó có thể phân hủy. Tuy nhiên, quá trình sản xuất giấy cần rất nhiều nguyên nhiên liệu. Các nguyên liệu gỗ, nước, chất hóa học, nhiên liệu và vận hành máy móc hạng nặng. Việc sản xuất túi giấy dẫn đến ô nhiễm nhiều hơn 70% so với sản xuất nhựa, nhiều hơn 80% khí nhà kính. Thậm chí là gấp 50 lần lượng chất gây ô nhiễm nước.
Bên cạnh đó, những hứa hẹn về lợi ích do tái chế không như mong đợi. Việc tái chế giấy cực kỳ kém hiệu quả. Một túi giấy tái chế cần nhiều năng lượng hơn so với việc sản xuất ra một túi giấy mới. Túi giấy tạo ra chất thải rắn nhiều hơn 80% so với nhựa. Đáng buồn hơn, các ưu điểm hiện có của chúng không vượt trội hơn các nhược điểm.
Lầm tưởng 6: Sống xanh là tất cả về tái sử dụng và tái chế
Đây được xem là một trong những lầm tưởng về sống xanh điển hình nhất. Khi nhắc đến sống xanh mọi người đều nghĩ về việc tái chế những sản phẩm và sử dụng chúng. Nhưng thực sự mọi người nên nghĩ về việc thân thiện với môi trường nhất có thể.
Có vẻ như hầu hết các phong trào vì môi trường đều nhồi nhét khẩu hiệu tái chế. Việc này khiến mọi người mắc kẹt với suy nghĩ đó. Mục tiêu của sống xanh không chỉ dừng lại ở việc tái chế nhựa và giấy nữa. Mà còn là giảm sử dụng năng lượng, nước và nguyên liệu thô. Thay vì cố gắng tái chế thật nhiều nhựa, việc không sử dụng nhựa dùng một lần sẽ tốt hơn.
Trên đây Tiệm sống xanh đã liệt kê ra 6 lầm tưởng mà mọi người hay mắc phải nhất về lối sống xanh. Từ những thông tin về bài viết, hy vọng mọi người sẽ có thêm kiến thức và hãy chọn ra cho mình cách sống xanh chuẩn nhất.