Trà đạo Việt có gì khác ?

tra-dao-viet-co-gi-khac

Việc uống trà từ lâu đã không đơn thuần chỉ là chúng ta nhâm nhi tách trà nóng. Trà đạo đã dần trở thành một bộ môn nghệ thuật thấm đẫm tinh thần triết lý mà không phải ai cũng có thể “cảm” được. Để có thể đạt được chữ “đạo” trong trà đạo, chúng ta cần phải có lí luận về trà.

Chắc hẳn in sâu trong tâm trí của mọi người chữ “trà” luôn gắn liền với hai nước Trung Quốc và Nhật Bản. Ở nền văn hóa Trung Hoa người ta có cả kho tàng sách về trà. Đủ để thấy được văn hóa trà ở đây “lão làng” đến cỡ nào. Còn ở Nhật Bản, trà đạo là tinh hoa văn hóa. Bao gồm lí luận về trà, dụng cụ thưởng trà, nghi thức uống trà,… Vậy bạn đã bao giờ đặt câu hỏi rằng: Trà đạo ở Việt Nam thì thế nào chưa. Cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về trà đạo Việt nhé.

Contents

Nguồn gốc văn hóa trà đạo ở Việt Nam

Khởi nguồn nghệ thuật trà đạo Việt Nam

Tương truyền rằng hàng ngàn năm về trước, có một vị vua nọ trong một lần ghé thăm phương Nam đã uống nhầm phải một loại nước làm từ lá cây pha với nước sôi. Sau khi uống xong, nhà vua lưu luyến không thôi bởi vị ngọt chát nơi hậu vị của nó. Loại nước này đã làm tinh thần của người thoải mái đến kì lạ. Sau đợt đó nhà vua đã đặt tên cho loại lá này là “lá chè”. Và nhân giống rộng rãi loại cây này để sử dụng.

Cũng có một vài câu chuyện khác như là có người cho rằng do Việt Nam đã trải qua hơn ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ. Trong suốt quá trình đó, Trung Quốc đã cố gắng để đồng hóa người Việt ta. Bắt dân ta học chữ Hán, học văn hóa của người Trung. Trong đó tất nhiên không thể thiếu trà đạo của Trung Hoa. Tuy nhiên sau quá trình dài đó, dân tộc ta đã xem uống trà là nét văn hóa riêng với nhiều nét đặc thù của nước Việt. Từ đó hình thành nên cái gọi là nghệ thuật trà đạo Việt Nam mang những bản sắc riêng, hương vị riêng.

Những vùng trà của Việt Nam

Nói đến trà đạo Việt thì không thể không nhắc tới những vùng đất “trà” tạo nên hương vị đặc trưng của trà Việt Nam. Đất nước của chúng ta được thiên nhiên ưu ái cho những vùng đồi núi có thổ nhưỡng và khí hậu ôn hòa thích hợp cho việc trồng ra những loại trà thơm ngon đậm vị.

Tây Bắc

Ta biết đến Tây Bắc giống như cái nôi của những giống trà ngon ở Việt Nam. Đây là một vùng miền núi cao có khí hậu quanh năm mát mẻ, ôn hòa. Nơi đây là người ta trồng hàng nghìn câu trà tươi mỗi năm. Và vị trà ở đây thì không thể nhầm lẫn với bất kì đâu được.

Thái Nguyên

Loại trà nổi tiếng nhất ở Thái Nguyên trà Tân Cương. Đây là vùng canh tác lớn nhất ở phía Bắc. Sản xuất ra những loại trà cao cấp với đặc điểm là sợi trà nhỏ, cong như móc câu. Mang hương vị chát, đậm đà đặc trưng.

Bảo Lộc (Lâm Đồng)

Vùng đất này nổi tiếng với đất bazan màu mỡ, thêm vào đó là khí hậu mát mẻ quanh năm. Và đây cũng là đặc điểm khí hậu thích hợp cho việc trồng trà. Trà ướp hương và Trà Ô Long đặc biệt là một trong những loại trà ngon nhất nhì “kinh đô trà” của Việt Nam.

Nét riêng của trà đạo Việt

thưởng trà
Trà đạo Việt Nam giản dị, mộc mạc và gần gũi

Không cầu kì, chuẩn mực như trà đạo ở Nhật Bản hay Trung Quốc. Ở Việt Nam nghệ thuật thưởng trà mang đậm nét giản dị, mộc mạc và thuần khiết đúng chất con người Việt. Với nét đặc trưng lấy tự nhiên làm gốc thì trà đạo Việt có thể ở bất cứ đâu như cây đa đầu làng, trà quán vỉa hè,… Chỉ cần có trà, có người thì ắt sẽ thành đạo. Qua đây có thể thấy được, ở Việt Nam không cần có “trà thất” bày biện tỉ mỉ. Bất kể nơi nào chỉ cần tình làng nghĩa xóm, đôi ba câu chuyện hàn huyên thêm một chén trà tươi. Chừng đó đã đủ để trở thành “trà thất” mang phong cách Việt. Đây là nét văn hóa đậm chất Việt nhất mà không giống một quốc gia nào trên thế giới.

Thưởng thức một chén trà mang hương vị Việt là đang thưởng thức nét văn hóa Việt. Trong văn hóa ứng xử của người Việt Nam, khi uống trà người nhỏ phải pha cho người lớn, gia chủ phải pha cho khách đến chơi. Với một ấm trà nồng đậm ta có thể vừa thưởng trà vừa bàn thế sự. Đạo trà của người Việt không nằm ở nghi thức mà nó nằm ở hương vị. Có người cho rằng nghệ thuật ướp trà của người Việt chính là một tuyệt kỹ. Khi bạn hiểu và thấm được nó, chính lúc đó bạn đã ngộ đạo. Nghe thì thực trừu tượng nhưng khi bạn ngộ được, bạn sẽ hiểu.

Nguyên tắc pha trà trong văn hóa trà đạo Việt

Bên cạnh những nét tinh hoa văn hóa trong mùi vị thì nét độc đáo của trà đạo Việt Nam còn nằm ở cách pha trà. Không giống như ở Nhật Bản hay Trung Quốc. Chú trọng vào loại nước pha trà phải là nước sương mai, nước mưa hay nước suối. Ở Việt Nam có câu “nhất thủy, nhì trà, tam bôi, tứ bình, ngũ quần anh”. Mấu chốt để ấm trà ngon nằm ở cách đun nước. Nước phải được đun cầu kỳ và kỹ lưỡng đảm bảo cho nước phải không quá sôi. Như vậy thì mới không làm ảnh hưởng đến hương vị của trà.

trà đạo
Phong cách pha trà của người Việt

Sau nước mới đến trà, theo người Việt, một loại trà ngon phải đáp ứng được năm tiêu chí sau: sắc, thanh, khí, vị, thần. Có nghĩa là màu sắc của trà phải thanh tao. Hương vị có thể nhẹ nhàng nhưng không được nhạt nhòa. Nhiệt độ nóng ẩm vừa đủ thêm vào đó là vị chát ngọt nơi hậu vị. Và cuối cùng “thần” là cái có thể lôi cuốn làm cho người ta khó quên.

Tam bôi có nghĩa thứ ba là tới chén trà, ở trong một bàn trà phải đủ chén trà cho người dùng. Trước khi thưởng trà người ta sẽ tráng qua chén trà bằng nước sôi. Để khi rót trà vào sẽ không bị chênh lệch nhiệt độ.

Tứ bình ý chỉ ấm pha trà, người Việt thường dùng ấm đất để pha trà. Ấm phải đảm bảo có thể giữ được nhiệt độ cao và không làm trà bị lẫn các mùi khác.

Ngũ quần anh tức là bạn trà, hàm ý uống trà cần có bạn uống cùng để đàm đạo chuyện nhân sinh. Ngoài năm quy tắc này ra thì trà đạo Việt cũng yêu cầu cần phải pha trà đủ các bước như làm nóng ấm chén,…

Kết luận

Trải qua nhiều đời, văn hóa trà của người Việt Nam cũng mang nhiều sắc thái. Trong cầu kỳ có mộc mạc, trong giản dị lại có nét đặc biệt. Đối với người Việt “chén trà mở đầu câu chuyện” thể hiện rõ văn hóa ứng xử giữa người với người. Hy vọng rằng qua bài viết này của Top Đà Nẵng City bạn đọc sẽ hiểu hơn về trà đạo Việt Nam cũng như “trà” trong nét văn hóa của người Việt.

3 thoughts on “Trà đạo Việt có gì khác ?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *